Phân cấp nhà – 6 cấp nhà khác nhau như thế nào?

Việc phân cấp nhà đã có quy định rất rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Theo thông tư liên bộ, nhà ở được phân cấp thành 6 cấp.
Vậy phân cấp nhà nhằm mục đích gì? Sự khác biệt giữa các cấp nhà cụ thể như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó.
1. Phân cấp nhà là gì? Tại sao phải phân cấp nhà?
Phân cấp nhà là đánh giá giá trị ngôi nhà dựa trên chất lượng, kết cấu xây dựng và giá trị sử dụng. Dựa vào đó, nhà ở tại Việt Nam được phân thành 6 cấp độ.
Việc phân cấp giúp xác định được giá trị của ngôi nhà. Cơ quan chức năng sẽ căn cứ và giá trị đó để xác định các khoản thuế liên quan phải nộp.

2. Cách phân biệt 6 cấp nhà
Thông tư liên bộ được ban hành ngày 14/09/1991 đã nêu rõ các tiêu chuẩn để phân cấp nhà ở tại Việt Nam. Văn bản này cũng nêu rõ cách phân loại 6 cấp nhà:
2.1. Nhà tạm
- Chất liệu tạo nên kết cấu khung chịu lực: tre, gỗ,…
- Vật liệu làm tường bao: toocxi, tường đất.
- Mái nhà: lợp lá, rơm, rạ,…
- Điều kiện sinh hoạt rất thấp.
2.2. Nhà cấp 4
- Chất liệu làm khung chịu lực: gạch, gỗ.
- Thời hạn sử dụng nhà: tối đa 30 năm.
- Vật liệu làm tường bao, tường ngăn trong nhà: gạch – gồm có 2 loại gạch 22cm hoặc 11cm.
- Mái nhà: làm bằng Fibroociment hoặc mái ngói.
- Nhà có 1 tầng.
- Sử dụng các vật liệu xây dựng hoàn thiện chất lượng thấp.
- Mức tiện nghi sinh hoạt thấp.

2.3. Nhà cấp 3
- Vật liệu tạo nên kết cấu khung chịu lực: bê tông cốt thép và gạch.
- Thời hạn sử dụng từ 40 năm trở lên.
- Sử dụng gạch làm tường bao và các vách ngăn trong nhà.
- Mái nhà dùng chất liệu mái ngói hoặc Fibroociment.
- Các vật liệu hoàn thiện được sử dụng chất lượng trung bình.
- Tiện nghi sinh hoạt ở mức trung bình thấp.
- Thiết kế nhà tối đa 2 tầng.
2.4. Nhà cấp 2
- Vật liệu tạo nên kết cấu khung chịu lực: bê tông cốt thép và gạch.
- Thời hạn sử dụng từ 70 năm trở lên.
- Tường bao và vách ngăn trong nhà sử dụng chất liệu bê tông cốt thép và gạch.
- Đổ mái bằng bê tông cốt thép hoặc sử dụng mái ngói chất liệu Fibroociment.
- Sử dụng các vật liệu hoàn thiện có chất lượng tương đối tốt.
- Tiện nghi sinh hoạt được đánh giá ở mức đầy đủ.
- Số tầng xây dựng không hạn chế.
2.5. Nhà cấp 1
- Vật liệu tạo nên kết cấu khung chịu lực: bê tông cốt thép và gạch.
- Thời hạn sử dụng từ 80 năm trở lên.
- Tường bao và vách ngăn trong nhà sử dụng chất liệu bê tông cốt thép và gạch.
- Mái nhà đổ mái bằng bằng chất liệu bê tông cốt thép hoặc sử dụng mái ngói lợp.
- Có hệ thống cách nhiệt chất lượng tốt.
- Vật liệu sử dụng ở khâu hoàn thiện chất lượng tốt.
- Các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, đảm bảo tính tiện lợi.
- Số tầng xây dựng không bị hạn chế.
2.6. Biệt thự
- Nhà nằm trong khu đất riêng biệt, có tường rào bao quanh, có sân vườn trong khuôn viên.
- Vật liệu tạo nên kết cấu khung chịu lực: bê tông cốt thép và gạch.
- Tường bao và vách ngăn trong nhà sử dụng chất liệu bê tông cốt thép và gạch.
- Sử dụng mái bằng đổ bê tông cốt thép hoặc lợp mái ngói.
- Có cả hệ thống cách âm và cách nhiệt chất lượng tốt.
- Vật liệu sử dụng ở các khâu hoàn thiện như trát, ốp lát,… chất lượng tốt.
- Tiện nghi sinh họa đầy đủ, đảm bảo chất lượng tốt.
- Mỗi tầng có tối thiểu 2 phòng để ở.
- Không bị hạn chế số tầng trong xây dựng.

3. Phân cấp nhà và một số lưu ý trong thực tế
Thực tế thì các nhà ở xây dựng thường có các tiêu chí không chính xác theo các tiêu chuẩn đặt ra trên đây. Do đó, có rất nhiều ngôi nhà không thể phân rõ cấp bậc theo các tiêu chí đặt ra cho mỗi cấp nhà. Do đó, cần lưu ý, với các công trình nhà ở không thể phân rõ cấp theo như trên, cách áp dụng như sau:
- Nhà cấp 1: đạt 4 tiêu chuẩn đầu tiên của nhà biệt thự và 4 tiêu chí đầu của nhà cấp 1,2,3,4.
- Nhà cấp 2: chỉ đạt 80% tiêu chuẩn so với hạng 1.
- Nhà cấp 3: chỉ đạt dưới 70% các tiêu chuẩn quy định ở hạng nhà cấp 1.
- Không phân hạng đối với hình thức nhà tạm.
Phân cấp nhà có liên quan mật thiết đến cách tính thuế nhà đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng và sử dụng của các công trình bất động sản. Do đó, cả người sử dụng, môi giới và nhà đầu tư đều cần đặc biệt lưu ý. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn năm rõ hơn về cách thức phân chia các cấp nhà ở tại Việt Nam.
Aro Bùi – Ban biên tập Nhà Đất Mới